Lăng kính nhận diện thương hiệu là ý tưởng được đề xuất đầu tiên bởi J. Kapferer từ những năm 1986, do đó nó còn được gọi là Lăng kính nhận diện thương hiệu Kapferer.
Đây là một mô hình mô tả về các đặc điểm của một hệ thống thiết kế nhận diện thương hiệu, mô hình lăng kính này giúp mang đến cái nhìn hiệu quả về nhận diện không chỉ với các đặc trưng thương hiệu mà còn ở cách chúng tác động đến người khác. Theo Kapferer, một thương hiệu mạnh được kết nối bởi cả 6 yếu tố một cách liền mạch giúp gắn kết sự nhận diện và thông điệp thương hiệu - với cả 6 khía cạnh liên quan đến giá trị cốt lõi của thương hiệu
6 cạnh của lăng kính nhận diện thương hiệu bao gồm:
Lăng kính bao gồm 6 cạnh thể hiện 6 đặc điểm cơ bản của thương hiệu được chia làm 2 bên, mỗi bên gồm 3 yếu tố. Các yếu tố nằm ở đỉnh lăng kính đại diện cho người làm marketing, còn các yếu tố nằm phía dưới đại diện cho khách hàng. Các cạnh bên trái và bên phải lăng kính đại diện cho mức độ tác động bên ngoài hoặc bên trong tổ chức của các yếu tố.
Là các đặc điểm hữu hình của thương hiệu. Bao gồm các yếu tố như biểu tượng logo, màu sắc thương hiệu, hình khối và các tài sản thương hiệu khác có liên kết mạnh mẽ với thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Các đặc điểm liên quan đến tính cách thương hiệu như đáng yêu, hạnh phúc, vui tươi, chân thật và tử tế,…Các yếu tố này thường được truyền tải qua tiếng nói thương hiệu, nhưng các ấn phẩm thiết kế nhận diện thương hiệu cũng đóng vai trò quan trọng không kém.
Văn hóa nội bộ của công ty cũng là một khía cạnh tích hợp trong hệ thống nhận diện thương hiệu chung. Google, Tesla, Starbucks, Nike, Amazon - dù tốt hay xấu, đều là những thương hiệu lớn đã tạo dấu ấn thương hiệu thành công qua môi trường làm việc cũng nhiều như qua các sản phẩm và dịch vụ của họ
Đây là một khía cạnh rộng lớn, thể hiện qua mối liên hệ của thương hiệu với người dùng hoặc khách hàng của họ. Điều mà khách hàng mong đợi nhận được từ thương hiệu bên cạnh sản phẩm và dịch vụ của họ là gì? Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, năng lưc kinh nghiệm xuất sắc, và dịch vụ đảm bảo chất lượng hiệu quả là những ví dụ về mối liên hệ lâu dài của thương hiệu với khách hàng.
Đối tượng mục tiêu của bạn trông như thế nào, hay người mua hàng lý tưởng là những ai? Hầu hết các thương hiệu đều có vài dạng khách hàng khác nhau, nhưng sẽ có một dạng nổi bật nhất, mang lại chiến thắng - đó là khách hàng trung thành. Đây là đích đến mà các thương hiệu nên nhắm tới để tập trung các thông điệp của họ truyền tải đến dạng khách hàng đó, những người sẽ có nhiều khả năng sẽ trở thành đại sứ thương hiệu cho bạn hơn những người khác.
Hình ảnh này cần phản chiếu những gì thương hiệu mong muốn xuất hiện trong tâm trí khách hàng, thay vì những gì họ tự hình dung. Khát vọng, mục tiêu và cách mà khách hàng mục tiêu của bạn muốn được nhìn nhận và đối xử là gì? Các thương hiệu nên tập trung xây dựng thông điệp nhằm nâng cao tầm nhìn của khách hàng về bản thân thương hiệu để tạo nên sự cộng hưởng tốt hơn trong quá trình triển khai nhận diện thương hiệu.
Gửi thành công